Tốc độ trang web rất quan trọng đối với một trang web vì nhờ đó mà có thể đạt được thứ hạng cao trên trình tìm kiếm Google, thu hút thêm nhiều lượt truy cập. Hãy cùng tham khảo bài viết sau của CIT Group để biết 10 cách tăng tốc độ trang web hiệu quả bạn nhé!
- Liên hệ công ty thiết kế web biên hòa congnghecit
Tại sao cần phải tăng tốc độ load của website?
Tốc độ tải trang là một chỉ số quan trọng trong thiết kế và lập trình web đặc biệt là những với những website cần chuyển đổi như website bất động sản, trang landing page,…
Tốc độ tải trang ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và đây cũng là chỉ số để Google dựa vào đó để đánh giá website của bạn có thật sự tốt, thân thiện với người dùng hay không, từ đó thay đổi chỉ số xếp hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm của Google.
Một website có thời gian tải quá lâu có thể khiến cho người dùng cảm thấy chán nản, bởi họ phải chờ đợi quá lâu cho mỗi thao tác chuyển trang của mình, điều này khiến họ rời website của bạn và vào một website khác, đồng nghĩa bạn đã mất đi khách hàng của mình chỉ vì web load quá chậm.
Website thông thường trung bình mất khoảng 3 giây để tải xong nội dung cho trang web, một số trang được tối ưu tốt thì chỉ mất khoảng từ 1 -2 giây để tải xong hoàn toàn, một chỉ số khá ấn tượng với cả người dùng lẫn bot tìm kiếm của Google.
Website WordPress thường load chậm?
Cộng đồng người dùng thường cho rằng những website được thiết kế dựa trên nền tảng WordPress thường cho tốc độ tải trang rất chậm, tuy nhiên trên thực tế thì điều này không hoàn toàn đúng.
Những website sử dụng hoàn toàn mã nguồn WordPress mà không tùy chỉnh, không tự code những tính năng cao cấp mới có tốc độ load web chậm, nguyên nhân chủ yếu là do mã nguồn này được tạo ra chủ yếu cho những blog có nội dung vừa và nhỏ, hơn nữa nó bao quát khá rộng người dùng cũng như cung cấp nhiều tính năng cơ bản, dẫn đến dư thừa tính năng, dư thừa code và tệ hơn là khi người dùng cài quá nhiều plugin có thể khiến cho các code “chồng lên nhau” ảnh hưởng đến tốc độ website.
Ngược lại, nếu bạn chỉ sử dụng phần lõi của WordPress, nghĩa là bạn chỉ sử dụng giao diện quản trị nội dung mà mã nguồn CMS này cung cấp, những tính năng và giao diện website được code lại theo ngôn ngữ PHP (vì WordPress được xây dựng bằng PHP) thì tốc độ load web sẽ không khác gì những website khác.
Cùng CIT Group tìm hiểu những cách giúp tăng tốc WordPress cũng như những website thông thường khác.
10 cách giúp tăng tốc độ tải trang web tốt nhất
Loại bỏ các quảng cáo Pop-up
Ai thiết kế website hoặc blog đều biết đặt các quảng cáo lên trang web là hình thức giúp tăng thu nhập, góp phần duy trì thu nhập. Tuy nhiên, nếu bạn quá lạm dụng việc quảng cáo, nhất là các quảng cáo pop-up (dạng quảng cáo nhấp nháy, đột ngột xuất hiện lên màn hình,…) sẽ dẫn đến sự quá tải dung lượng website.
Do đó, khi loại bỏ bớt các quảng cáo pop-up thì tốc độ tải trang web sẽ nhanh hơn, cải thiện trải nghiệm người dùng. Bạn vẫn có thể giữ quảng cáo nhưng chèn ít và quảng cáo dạng banner có hiệu ứng đơn giản nhẹ nhàng.
Lựa chọn theme tốt
Theme là yếu tố vô cùng quan trọng trong thiết kế website, đặc biệt nếu lựa chọn được một bộ theme tốt thì tốc độ tải trang web của bạn sẽ không bị chậm đi mà ngược lại còn được cải thiện nhiều. Thực tế, một bộ theme gọn nhẹ, chuẩn SEO luôn có lợi thế hơn trong việc đi SEO, tốc độ tải trang nhanh hơn, trải nghiệm người dùng tốt hơn nên nhiều lượt truy cập và thứ hạng Google tốt hơn.
Giảm bớt số lượng Plugin cài trên trang web
Nếu bạn đang thiết kế website bằng WordPress thì việc cài đặt quá nhiều plugin sẽ làm tốc độ load trang của website trở nên chậm hơn nhiều. Do đó, bạn nên cân nhắc và loại bỏ các plugin không cần thiết, chỉ giữ lại những plugin thật sự hữu dụng.
Nhờ số lượng plugin càng ít đi mà tốc độ tải trang web sẽ càng nhanh hơn. Chỉ nên sử dụng những plugin thật sự cần thiết cho trang web của bạn mà thôi. Đối với những plugin không quan trọng lắm hoặc hiếm khi dùng đến thì gỡ đi, khi nào bạn cảm thấy cần dùng đến thì cài lại sau.
Giảm bớt thông tin trên trang chủ
Số lượng bài viết, hình ảnh, văn bản và liên kết xuất hiện trên trang chủ cũng có ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Vì thế, để tăng tốc độ trang web hiệu quả thì bạn có thể chọn lọc lại, lựa chọn những thông tin thật sự cần thiết, có liên quan đến website và loại bỏ những cái ‘kém chất lượng’. Nhờ đó mà tốc độ tải trang sẽ được cải thiện, load trang nhanh hơn.
Giảm bớt dung lượng hình ảnh
Hình ảnh là phần không thể thiếu trong giao diện trang web. Thế nhưng đây cũng là thứ gây ‘nặng nề’ cho trang web của bạn. Vì thế, bạn cần cân bằng giữa dung lượng ảnh và chất lượng ảnh, ‘tối ưu hóa’ hoặc chỉnh sửa hình ảnh để có được một hình ảnh chất lượng tốt ở mức dung lượng thấp nhất có thể. Nhờ vậy mà tốc độ trang web sẽ nhanh hơn.
Giảm dung lượng hình ảnh cũng là một cách để cải thiện tốc độ load website được nhiều người làm SEO sử dụng.
> Chi tiết: Thiết kế web với Wix ai cũng làm được
Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu
Bạn có thể tối ưu hóa cơ sở dữ liệu thông qua các chương trình plugin hỗ trợ. Cơ sở dữ lệu tối ưu hóa tốt sẽ giúp tăng tốc độ tải trang web. Một gợi ý tốt là bạn có thể cài đặt và sử dụng plugin WP-Optimize.
Tối ưu hóa JS và CSS
Để tối ưu hóa JS và CSS thì plugin WP Minify Fix là sự gợi ý không thể bỏ qua. Theo đó, khi kích hoạt plugin này trên trang web của bạn, nó sẽ kết hợp rồi nén JS và các tập tin CSS để cải thiện thời gian tải trang web. Tốc độ load nhờ thế cũng nhanh lên thêm.
Sử dụng plugin WP Super Cache
Hiện nay, plugin WP Super Cache được đánh giá là một plugin miễn phí rất tốt để tăng tốc trang web trên WordPress. Nó sẽ giúp bạn tạo bộ nhớ đệm (cache) cho trang web (vô cùng thích hợp với các website có quy mô nhỏ và vừa. Cụ thể hơn, nó hỗ trợ bạn thông qua việc ứng dụng phương thức HTML Cache. Đây là một plugin không thể thiếu cho trang web của bạn.
Sử dụng công cụ Google Page Speed
Google Page Speed là một công cụ do Google phát triển, với vai trò hỗ trợ bạn đánh giá tốc độ trang web cũng như đưa ra những lời khuyên về các yếu tố nên khắc phục để giảm thời gian tải trang.
Sử dụng Google Page Speed để kiểm tra và tối ưu tốc độ tải website theo chuẩn Google.
Sử dụng CDN cho trang web
CDN là một hệ thống các máy chủ được đặt tại nhiều nơi trên thế giới với chức năng sao lưu bản sao các nội dung tĩnh bên trong trang web. Sau đó, các máy chủ này sẽ phân tán nó ra nhiều máy chủ khác. Nhờ đó khi người dùng truy cập thì tốc độ trang sẽ nhanh hơn, do nhiều tính năng, thông ti, cơ sở dữ liệu được tải cùng một lúc.
Bạn nên sử dụng CDN nếu trang web của bạn có: Máy chủ đặt xa người dùng, lưu lượt truy cập lớn, hao tốn nhiều băng thông, người dùng đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới hoặc khi bạn đang sử dụng kỹ thuật load Balancing FailOver.
> Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp cần có 1 website riêng của mình ?
Lời kết
Bạn có thể lựa chọn áp dụng một hoặc tất cả các cách kể trên, linh hoạt tùy theo trang web và mục đích sử dụng của bạn. Hi vọng qua bài chia sẻ về 10 cách tăng tốc độ trang web hiệu quả sẽ giúp tăng tốc trang web của bạn môt cách hiệu quả và mang lại sự trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.